Ứng dụng LMS360 vào quy trình giảng dạy – học tập ba bước theo phương pháp giáo dục hiện đại
Tác giả
Tập đoàn KHCN Bách Khoa
Ngày đăng

1. Giới thiệu
Mô hình giảng dạy ba bước: Chuẩn bị – Thảo luận – Đánh giá là cấu trúc sư phạm được xây dựng nhằm phát triển năng lực học sinh, phù hợp với định hướng của Chương trình GDPT 2018.
Để triển khai hiệu quả mô hình này trong môi trường số, cần có một hệ thống công nghệ tích hợp, hỗ trợ đồng bộ cả nội dung, hoạt động và đánh giá. LMS360 – nền tảng quản lý học tập trực tuyến do Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa phát triển – đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
Bài viết này sẽ phân tích cách LMS360 hỗ trợ từng bước trong mô hình giảng dạy ba bước, dựa trên cơ sở lý luận giáo dục hiện đại và minh chứng thực tiễn từ các cơ sở giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
2. Cơ sở lý luận
Giáo dục hiện đại nhấn mạnh ba nguyên lý sư phạm cốt lõi: học tập kiến tạo, nơi người học xây dựng kiến thức thông qua trải nghiệm; học tập chủ động, khuyến khích học sinh tham gia tích cực; và đánh giá vì sự tiến bộ, nhằm theo dõi và cải thiện quá trình học thay vì chỉ đo lường kết quả cuối kỳ (Black & Wiliam, 1998).
Theo Khung năng lực CNTT dành cho giáo viên của UNESCO (ICT-CFT, 2018), việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy là cần thiết để triển khai các nguyên lý trên một cách hiệu quả và linh hoạt.
LMS360 – nền tảng số hóa giáo dục được phát triển theo định hướng của Chương trình GDPT 2018 – hiện thực hóa các lý thuyết này thông qua các công cụ hỗ trợ toàn diện cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy, học và kiểm tra đánh giá.
Ba nguyên lý sư phạm trên cũng chính là nền tảng lý luận cho quy trình giảng dạy – học tập thực tiễn, cụ thể với ba bước: Chuẩn bị – Thảo luận – Kiểm tra đánh giá, mà hệ thống LMS360 hỗ trợ triển khai tại các đơn vị giáo dục.
3. Quy trình giảng dạy – học tập ba bước với Hệ thống LMS360
3.1. Bước 1 – Chuẩn bị (Thực hiện trực tuyến trên LMS360)
Đây là giai đoạn khởi động quá trình học, giúp giáo viên định hướng nội dung bài dạy, đồng thời tạo điều kiện để học sinh làm quen trước với kiến thức, tăng khả năng tiếp thu khi lên lớp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cũng giúp tiết kiệm thời gian trên lớp và nâng cao chất lượng thảo luận sau đó.
Vai trò của Hệ thống LMS360 e-Learning:
-Cung cấp công cụ để giáo viên xây dựng bài giảng số (video, slide, tài liệu, câu hỏi tương tác...).
-Tự động phân lớp, giao bài tập, đồng bộ hóa dữ liệu từ CSDL ngành.
-Cho phép học sinh học trước nội dung, làm bài tập tương tác, trợ lý ảo Chat360 A giải đáp 1-1,I trang bị kiến thức theo năng lực cá nhân, tăng tính chủ động và tương tác sớm.
3.2. Bước 2 – Thảo luận (Học trực tiếp trên lớp)
Đây là giai đoạn quan trọng để giáo viên triển khai hoạt động nhóm, phản biện, thực hành. Học sinh được củng cố kiến thức qua trao đổi, thảo luận và vận dụng thực tiễn, từ đó hình thành tư duy phản xạ, phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác.
Vai trò của Hệ thống LMS360 e-Learning:
-Cung cấp dữ liệu học tập trước lớp để giáo viên nắm được tình hình, điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
-Tạo nền tảng kết nối giữa các bước trước và sau lớp học, đảm bảo mạch học liền mạch.
-Hỗ trợ giáo viên ghi nhận hoạt động, câu hỏi, mức độ tham gia của học sinh trong suốt buổi học để phục vụ đánh giá sau này.
3.3. Bước 3 – Kiểm tra – Đánh giá (Thực hiện trực tuyến trên LMS360)
Đây là giai đoạn tổng hợp, giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh, phát hiện điểm mạnh – điểm yếu và điều chỉnh phương pháp dạy học. Đồng thời giúp học sinh tự nhìn nhận tiến độ học tập của bản thân, từ đó điều chỉnh cách học phù hợp hơn.
Vai trò của Hệ thống LMS360 e-Learning:
-Cho phép xây dựng hệ thống bài kiểm tra đánh giá theo nhiều dạng: trắc nghiệm, tự luận, kéo – thả, điền khuyết,...
-Trợ lý ảo Chat360 AI giúp soạn thảo ma trận đề thi theo khung GDPT 2018 một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và chuẩn hóa quy trình kiểm tra đánh giá.
-Theo dõi tiến độ học sinh, lưu trữ kết quả, phân tích dữ liệu học tập.
-Hỗ trợ giáo viên đánh giá quá trình, không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, từ đó cá nhân hóa việc dạy học.
4. Dẫn chứng thực tế
Tính đến năm 2025, hệ thống LMS360 đã được triển khai tại hơn 1.500 trường học trên cả nước, bao gồm 491 trường tiểu học, 483 trường THCS, 382 trường THPT và 210 trường đại học, cao đẳng và đơn vị giáo dục khác, với sự tham gia của trên 1.000.000 học sinh và hơn 90.000 giáo viên. Đồng thời, hệ thống cũng được áp dụng chính thức tại 10 Sở Giáo dục và Đào tạo, cho thấy mức độ tin cậy và khả năng tích hợp quy mô lớn trong quản lý giáo dục.

Tập huấn chương trình “Xây dựng và lưu trữ học liệu số E-Learning” tại trường THPT Lê Quý Đôn TP.HCM

Tập Huấn LMS360 E-learning và AI tại Trường Tiểu Học Sông Lô, Phú Nhuận.

Tập huấn Hệ thống Quản lý Học tập (LMS 360 e-Learning) kết hợp AI tại Trường Bình Trưng Đông, Thủ Đức
Ngoài ra, hệ thống LMS360 còn tích hợp 54 công cụ soạn giảng tương tác, và bộ công cụ kiểm tra đánh giá theo ma trận Bloom gồm 6 cấp độ: Nhớ – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo, cho phép giáo viên xây dựng các bài kiểm tra chuẩn hóa theo định hướng phát triển năng lực. Đây là yếu tố quan trọng trong việc hiện thực hóa yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.
5. Kết luận
Hệ thống LMS360 không chỉ là một công cụ số hóa nội dung dạy, học và kiểm tra đánh giá, mà còn là giải pháp giáo dục tích hợp, hỗ trợ giáo viên thực hiện mô hình giảng dạy ba bước một cách linh hoạt, khoa học và hiệu quả. Việc triển khai hệ thống LMS360 góp phần hiện thực hóa chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mô hình học tập cá nhân hóa, linh hoạt và phát triển bền vững theo định hướng giáo dục hiện đại.
📚 Tài liệu tham khảo:
UNESCO ICT-CFT (2018)
Chương trình GDPT 2018 – Bộ GD&ĐT Việt Nam
----------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐOÀN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA
Trụ sở chính: Số 3 Công Trường Quốc Tế, TPHCM
CN Hà Nội: 16F DAEHA Business Center, 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (0287)102 0246 - 090 303 0246
Email: admin@bachkhoa.tech Website: https://bachkhoa.tech

Trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục, việc ứng dụng các hệ thống quản lý học tập (LMS) không còn là xu hướng mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Bài viết này phân tích vai trò của Hệ thống LMS360 e-Learning – một nền tảng được phát triển tại Việt Nam – trong việc hỗ trợ triển khai hiệu quả mô hình học tập kết hợp (blended learning) giữa trực tuyến và trực tiếp trong các cơ sở giáo dục phổ thông.